Trẻ không phát triển chiều cao là mối bận tâm lo lắng của nhiều bậc làm cha làm mẹ hiện nay. Đây là một tình trạng bệnh lý cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho quý bạn đọc về dấu hiệu nhân biết cũng như nguyên nhân khiến trẻ không phát triển chiều cao. Cùng nhau tìm hiểu nhé !
Trẻ không phát triển chiều cao có nghĩa là gì ?
Khi thấy trẻ trông thấp bé hơn so với những đứa trẻ khác có cùng nhóm tuổi, bé có thể đang gặp vấn đề về sự tăng trưởng. Chính vì thế, có thể định nghĩa trẻ không phát triển chiều cao là tình trạng trẻ không phát triển hoặc tốc độ tăng trưởng chậm hơn bình thường so với độ tuổi của chúng.

Hiện nay tình trạng chậm phát triển chiều cao được coi là một vấn đề y tế đáng quan tâm nếu trẻ nhỏ hơn 95% các trẻ em trong cùng một độ tuổi. Thực tế, trẻ chậm phát triển chiều cao vẫn có thể có chiều cao nằm trong giới hạn bình thường, nhưng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã bị chậm lại.
Sản phẩm sữa tăng cân hiweight được phát triển trên cơ sở cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho người sử dụng, an toàn với cơ thể và rất được người dùng tin tưởng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ không phát triển chiều cao
Theo Healthline, những dấu hiệu trẻ chậm phát triển chiều cao có thể nhận biết qua:
- Kích thước cánh tay hay chân của trẻ không tương xứng so với thân hình.

– Nồng độ nội tiết tố thyroxin thấp, khô tóc, khô da và thiếu năng lượng.
– Khi bé có nồng độ nội tiết tố tăng trưởng thấp, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn mặt khiến trẻ khác hơn so với những trẻ bình thường
– Có thể xuất hiện phân trong máu, trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón, nôn mửa nếu nguyên nhân gây ra chậm phát triển chiều cao là do các bệnh về dạ dày.
Xem thêm: Phát triển chiều cao ở tuổi trưởng thành
Giai đoạn phát triển chiều cao của thai nhi
5 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ không phát triển chiều cao
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Trong vài trường hợp, nếu điều trị sớm có thể giúp bé đạt được tốc độ phát triển chiều cao bình thường hoặc giúp cải thiện tình trạng trên ở mức độ tương đối.
Sự chậm trễ tăng trưởng tự nhiên
Trẻ em mắc tình trạng này thường có chiều cao thấp hơn mức trung bình tuy nhiên vẫn phát triển với tốc độ bình thường. Có thể chẩn đoán dựa vào việc xác định tuổi xương.
Nếu tuổi xương nhỏ hơn tuổi thật khi đó xương của trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với tuổi. Trẻ sẽ thường dậy thì muộn hơn với bạn cùng trang lứa. Chính vì điều này mà chiều cao trẻ sẽ tăng chậm ở tuổi thiếu niên nhưng vẫn kịp chuẩn khi trẻ trưởng thành.
Đọc thêm về: Chiều cao tử cung theo tuần thai
Thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng do suy tuyến yên
Nội tiết tố tăng trưởng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển chiều cao của bé. Khi bị thiếu nội tiết tố tăng trưởng dù một phần hay toàn bộ sẽ ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Mắc các bệnh về xương
Hệ xương khỏe mạnh tạo điều kiện cho trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng. Tuy nhiên, trong những trường hợp trẻ bị bệnh về xương thì khả năng phát triển sẽ chậm lại.
- Còi xương: Trẻ mắc bệnh này xương thường rất mềm, yếu và dễ gãy, vậy nên chiều cao rất khó phát triển hoàn thiện.
- Xương thủy tinh: Khi mắc bệnh này xương của trẻ thường giòn và rất dễ gãy dù chỉ là một tác động nhẹ.
- Hoại tử xương: Đây là bệnh mang tính di truyền, xương trẻ thường yếu, dễ gãy và rất khó phát triển bình thường để đạt chiều cao chuẩn.
Tìm hiểu về: Trẻ chậm tăng cân và chiều cao
Cách tăng chiều cao cho trẻ 4 tuổi
Hệ tiêu hóa hoạt động kém
- Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao của trẻ dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể trẻ có thể có đầy đủ tiềm năng phát triển một cách tối ưu.
- Hệ tiêu hóa có trách nhiệm là tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn để nuôi xương và cơ thể. Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng khiến cho trẻ tăng trưởng chậm
Sản phẩm có thể bạn quan tâm: Sữa Gluzabet chính hãng
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Vitamin D là một dưỡng chất rất quan trọng đối với hệ xương khớp, mặc dù không tác động trực tiếp đến xương. Khi Canxi được hấp thụ vào xương giúp gia tăng về chiều dài và cả bề dày, từ đó quá trình phát triển chiều cao của trẻ diễn ra tốt hơn.

Nhiều chuyên gia đã chứng minh, nếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ta sẽ có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Bởi vì khi thiếu hụt vitamin D bị thiếu hụt, quá trình hấp thụ Canxi sẽ trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao.
Chính vì vậy, mỗi ngày nên dành ra khoảng 15 – 20 phút để tắm nắng vào buổi sáng sớm trước 8h hoặc chiều sau khoảng 16h để đảm bảo cơ thể hấp thụ Canxi tốt nhất. Lưu ý, tránh thời điểm ánh nắng gay gắt dễ gây ra tình trạng say nắng, cháy da ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tìm hiểu thêm về: Bé chậm tăng cân và chiều cao
Bé chậm phát triển chiều cao và cân nặng
Trẻ không phát triển chiều cao cần cải thiện như thế nào ?
Kế hoạch cải thiện của trẻ còn phụ thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển. Đối với nguyên nhân do tiền di truyền hay chậm phát triển thể chất, bác sĩ không khuyến khích thêm bất kỳ phương pháp điều trị hay can thiệp gì. Những nguyên nhân còn lại, có thể áp dụng một số biện pháp điều trị hoặc can thiệp sau:
- Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Tiêm nội tiết tố tăng trưởng.
- Cải thiện hoạt động tuyến giáp bằng thuốc.
- Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, tuy nhiên không có bất kỳ một loại thuốc chung nào có thể cải thiện tình trạng trẻ không phát triển chiều cao cho tất cả các nguyên nhân.
Trẻ không phải triển chiều cao là một tình trạng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chiều cao và sự phát triển sau này của trẻ. Qua bài viết trên đây chúng tôi mong rằng sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh giúp các bạn biết chăm sóc khi trẻ không phát triển chiều cao.
Bài viết liên quan: Tốc độ tăng chiều cao của trẻ