Trong suốt quá trình phát triển của trẻ thì cả chiều cao và cân nặng của trẻ đều vô cùng quan trọng, việc tăng cân và tăng chiều cao của trẻ phải cân bằng. Tăng cân có tăng chiều cao không hện đang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng và thắc mắc. Vậy nên, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời các mẹ cùng Sức Khỏe Việt 24h tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Các giai đoạn tăng trưởng chiều cao ở trẻ
Giai đoạn bào thai
Bắt đầu vào tháng thứ 4 của thai kỳ, thì hệ thống xương của em bé đã dần được hình thành và tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng. Tại thời điểm này, bé cần phải được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi để giúp xương tăng trưởng chiều cao. Vì vậy nên sau tháng thứ 4 của thai kỳ là cột mốc vô cùng quan trọng cho sự phát triển chiều cao của bé.
Mẹ bầu cần phải ăn nhiều loại thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết cho bé, giúp bé đạt được chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng chiều cao trong tương lai. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên giữ tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng nên tăng 10-12 kg để khi em bé sinh ra có thể đạt chiều cao chuẩn > 50 cm.
Sữa gluzabet dành cho người tiểu đường hỗ trợ cân bằng và ổn định đường huyết hỗ trợ người tiểu đường, đái tháo đường là một vấn đề được nhiều gia đình quan tâm hiện nay, đặc biệt với những gia đình có người cao tuổi.

Xem thêm về: Hỗ trợ phát triển chiều cao
Giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi
Khi trẻ ở giai đoạn dưới 12 tháng tuổi chính là thời điểm tốc độ phát triển nhanh nhất so với những giai đoạn khác. Nhưng theo một số nghiên cứu, giai đoạn từ 12-14 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng cao nhất và tỉ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức khá cao cho tới 5 tuổi. Các mẹ hãy chú ý chăm sóc bé thật tốt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết bởi vì nếu giai đoạn này bé được nuôi dưỡng tốt thì sẽ có thể tăng thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm trong mỗi năm tiếp theo đấy.
Tìm hiểu thêm về: Biện pháp tăng chiều cao
Giai đoạn 4 -13 tuổi
Sau 2 tuổi đầu thì tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm, chiều cao của trẻ trong giai đoạn này sẽ tăng 5 – 8 cm trong 1 năm cho đến khi dậy thì, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6,2 cm. Mật độ xương cũng sẽ tăng lên khoảng 1% mỗi năm. Đây là giai đoạn chiều cao của trẻ phát triển tương đối ổn định nhất.

Giai đoạn dậy thì
Đối với bé nam, giai đoạn dậy thì bắt bắt đầu từ 11 – 18 tuổi, còn với bé gái thì thường từ 10 – 16 tuổi. Thời kỳ này có những sự khác nhau về độ tuổi phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái. Cụ thể ở đây, trẻ phát triển chiều cao tốt nhất đối với nữ là 10-16 tuổi, còn đối với nam là từ 12-18 tuổi. Đây được ví như giai đoạn vàng cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ.
Nếu được chăm sóc khoa học và hợp lý thì trẻ có thể tăng từ 8 đến 12cm mỗi năm cho đến khi 20 tuổi. Tuy nhiên thì điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ dinh dưỡng, tập luyện khác nhau của từng bé
Có thể bạn quan tâm: Giáo trình tăng chiều cao

Giai đoạn sau khi dậy thì
Chiều cao của trẻ vẫn có thể tăng nhưng tăng không đáng kể và tăng rất rất chậm sau tuổi dậy thì. Chiều cao lúc 10 tuổi của trẻ sẽ quyết định lên đến 80% chiều cao khi trưởng thành.
Đọc thêm về: Không cao được nữa
Tăng cân có tăng chiều cao không?
Tăng cân có tăng chiều cao không? hiện đang là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Không thể phủ nhận được rằng cân nặng là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá mực độ phát triển thể chất của trẻ. Nếu trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng cũng chính là nhân tố chính khiến bé khó có thể phát triển các yếu tố thể chất và trí tuệ còn lại.
Nhưng, cân nặng không nhất thiết cần phải tăng vượt trội, tăng liên tục mới là tốt mà chỉ nên duy trì ở trong một ngưỡng hợp lý. Trong trường hợp trẻ có cân nặng vượt chuẩn và có nguy cơ thừa cân, béo phì sẽ ẩn chứa rất nhiều nguy cơ không hề tốt đối với sức khỏe, sự phát triển ở cả hiện tại và tương lai.

Khi cân nặng tăng quá nhanh sẽ khiến cho sức nặng đó đè lên khung xương càng lớn, làm hạn chế đến khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, thừa cân cũng sẽ làm các cơ quan như chân tay của trẻ khi phát triển lớn lên dễ tăng khả năng bị cong hoặc biến dạng khung xương, khiến chân tay không được đúng phom và khó có thể vận động, sinh hoạt như bình thường được.
Do đó, với câu hỏi, tăng cân có tăng chiều cao không? thì câu trả lời sẽ là có. Tuy nhiên, chỉ nên giới hạn cân nặng ở mức hợp lý, bố mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống và cho trẻ vận động thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao lẫn trí não nhé!
Bạn có quan tâm tới: Cách độn chiều cao
Sữa tăng chiều cao Hiup-Sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao an toàn và hiệu quả cho bé
Nhiều trẻ em ngày nay tương đối lười ăn, tình trạng biếng ăn đang vô cùng phổ biến và nguyên nhân là do ăn uống không điều độ, dẫn đến trình trạng thiếu chất bổ. Sữa tăng chiều cao Hiup sẽ là sản phẩm phù hợp nhất trong giai đoạn này. Sữa Hiup với hơn 70 loại chất dinh dưỡng thiết yếu được in rõ ràng trên bao bì, nguồn gốc rõ ràng, tạo sự tin tưởng cho bố mẹ khi lựa chọn. Sử dụng sữa tăng chiều cao Hiup thường xuyên giúp tăng mật độ khoáng và tế bào cấu tạo xương, giảm tế bào hủy xương, từ đó giúp tăng chiều cao và hệ xương khớp của trẻ trở nên dẻo dai hơn.

Bài viết trên đây đã giải đáp được câu hỏi “Tăng cân có tăng chiều cao không?”. Ngoài ra, Sức Khỏe Việt 24h cũng đã chia sẻ những thông tin chi tiết về các giai đoạn vàng phảt triển chiều cao vượt bậc của bé mà bậc phụ huynh cần phải lưu ý. Hi vọng với những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với tất cả những người làm bố mẹ đang trong quá trình nuôi dạy con. Nếu có bất kì thắc mắc gì, đừng quên liên hệ ngay qua website: https://suckhoeviet24h.com.vn/ để được giải đáp nhé!
Bài viết liên quan: Tác dụng phụ thuốc tăng chiều cao
Sản phẩm có thể bạn quan tâm: Sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet