Thông thường, độ tuổi hết phát triển chiều cao ở cả nam và nữ rơi vào khoảng 18 – 20. Thời điểm này còn có thể khác nhau tùy vào thể trạng từng người, cách tập luyện thể dục cũng như ăn uống của mỗi người.

-
Chiều cao trung bình của nam và nữ tại Việt Nam
1.1. Chiều cao trung bình của nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế tháng 8 năm 2020, có thể thấy, tầm vóc của nam giới Việt Nam được cải thiện rõ rệt khi tăng 5,8cm so với năm 2000, nam giới Việt Nam có chiều cao trung bình là 168,1 cm. Dù đây chưa phải là con số quá nổi bật so với các nước trên thế giới nhưng nam thanh niên Việt Nam đang dần cao lên so với các thế hệ trước.
Sữa gluzabet dành cho người tiểu đường hỗ trợ cân bằng và ổn định đường huyết hỗ trợ người tiểu đường, đái tháo đường là một vấn đề được nhiều gia đình quan tâm hiện nay, đặc biệt với những gia đình có người cao tuổi.
1.2. Chiều cao trung bình của nữ
Vào những năm 2000, nữ giới Việt Nam chỉ có chiều cao trung bình là 152,3. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế cho thấy chiều cao của nữ giới đã được cải thiện rõ rệt, chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam tăng từ 152,3cm năm 2000 lên 155,6cm năm 2020 (tăng 3,3cm).

Đọc thêm: Tác dụng phụ của thuốc tăng chiều cao
-
Độ tuổi hết phát triển chiều cao ở nam và nữ
Mặc dù chiều cao tăng đều đặn từ khi sinh ra đến khi còn nhỏ và phát triển nhanh trong độ tuổi dậy thì, nhưng có những thời điểm hay đến độ tuổi hết phát triển chiều cao. Sau thời điểm này, mọi phương pháp cải thiện tự nhiên sẽ không còn tác dụng tích cực đối với thanh niên nữa.
Trẻ có thể cao lớn hơn do sự phát triển ở sụn tăng trưởng (hay còn gọi là sụn tiếp hợp) nằm ở các đầu xương. Khi bổ sung chất dinh dưỡng vào cơ thể, sụn sẽ được sẽ phát triển và giúp xương dài ra. Khi phần sụn này đóng / ngừng hoạt động, xương sẽ cốt ra, có nghĩa là lúc này quá trình tăng trưởng sẽ kết thúc, trẻ sẽ không cao lên được nữa.
Thông thường độ tuổi hết phát triển chiều cao là từ 18 đến 20. Thời gian này có thể thay đổi tùy theo thể trạng của cũng như lối sống, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể thao của mỗi người.
Xem thêm về:
Thuốc tăng chiều cao có thật sự hiệu quả
Con gái bao nhiêu tuổi thì hết cao?
Các bé gái có xu hướng phát triển nhanh chóng khi còn bé và trước tuổi dậy thì. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao lại tăng nhanh. Điều này dẫn đến các bé gái thường ngừng phát triển và đạt đến chiều cao trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 20 hoặc một vài năm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Con trai bao nhiêu tuổi thì hết cao?
Ngược lại với nữ giới, mam giới có xu hướng phát triển chiều cao nhanh trong độ tuổi từ 12 đến 15 hoặc là muộn hơn tùy vào thời gian đến tuổi dậy thì của các bạn. Tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình ở nam muộn hơn nữ khoảng 2 năm. Do đó khi đến tuổi 20, hầu hết nam giới đã độ tuổi hết phát triển chiều cao, nhưng các cơ sẽ vẫn tiếp tục phát triển.

Ở nam giới thì độ tuổi diễn ra dậy thì sẽ muộn hơn so với nữ giới. Do đó, sự tăng trưởng về chiều cao đôi khi có thể kéo dài đến năm 22 tuổi, nhưng tốc độ tăng rất chậm.
Tìm hiểu thêm về : Tăng cân có tăng chiều cao không
-
Gợi ý một số cách tăng chiều cao sau tuổi dậy thì
3.1. Tăng cường luyện tập
Việc tập luyện thể thao thường xuyên rất tốt cho sự phát triển xương ngay cả khi đến độ tuổi hết phát triển chiều cao. Theo khảo sát, những bạn trẻ chỉ ngồi một chỗ xem tivi, chơi điện tử, học bài trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ngồi một chỗ quá 2 tiếng mỗi ngày để tránh các vấn đề về chiều cao không được phát triển đúng cách. Một số môn thể thao giúp bạn cải thiện chiều cao ngay cả khi qua tuổi dậy thì là bóng rổ, bơi lội,…

3.2. Chế độ ăn dinh dưỡng
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở con người. Nhiệm vụ chính của dinh dưỡng đối với cơ thể là tạo điều kiện thuận lợi để sức khỏe phát triển tốt; Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến việc ăn uống và phục hồi nhanh chóng sau khi ốm. Tuy nhiên, không nên ăn quá no hoặc không điều độ, vì điều này dễ dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì , ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của chiều cao.
Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chiên rán quá nhiều, thức ăn chế biến sẵn có chứa quá nhiều đường, muối và quá nhiều chất béo bão hòa. Hạn chế uống ít nước ngọt và nước có ga vì tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bạn.

Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, kẽm,… cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho cơ thể có thêm nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, các vitamin và khoáng chất này có thể kích thích tế bào xương phát triển, giúp xương to dài hơn, giúp bạn cao hơn ngay cả khi bước vào độ tuổi hết phát triển chiều cao
Có thể bạn quan tâm tới:
-
Kết luận
Quá trình phát triển chiều cao diễn ra từ khi sinh ra đến năm 18 hoặc 20 tuổi. Việc biết được độ tuổi hết phát triển chiều cao sẽ giúp cho mọi người có thể tìm ra những cách tăng chiều cao hợp lý, phát huy hết khả năng cao của mình. Việc chú ý đến chế độ ăn uống, duy trì thói quen ngủ nghỉ khoa học và tập thể dục, đặc biệt trong giai đoạn trước dậy thì và dậy thì để giúp bạn dù đang ở bất kì độ tuổi nào cũng vẫn có thể đạt được chiều cao lý tưởng.
Bài viết liên quan: Biện pháp tăng chiều cao
Sản phẩm có thể bạn quan tâm: Sữa Gluzabet chính hãng