Để có được thân hình lý tưởng, ngoài quản lý cân nặng, các cánh mày râu cũng nên lưu ý cân bằng các chỉ số chiều cao. Cùng Sức Khỏe 24H tìm hiểu cách xác định chiều cao tiêu chuẩn của nam, từ đó lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp cho bản thân mình bạn nhé!

Thông số xác định chiều cao tiêu chuẩn của nam
Giai đoạn dậy thì là thời kỳ phát triển thể chất nhanh nhất không chỉ ở nữ giới mà ở cả nam giới. Quá trình này thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi từ 9 đến 14 đối với bé trai.
Các chỉ số chiều cao tiêu chuẩn của nam trong giai đoạn này sẽ có nhiều biến động, cụ thể trong bảng dưới:
Độ tuổi | Chiều cao chuẩn (cm) | |
Chiều cao tiêu chuẩn của nam từ 5 – 13 tuổi | 5 tuổi | 109.2 |
6 tuổi | 115.5 | |
7 tuổi | 121.9 | |
8 tuổi | 128 | |
9 tuổi | 133.3 | |
10 tuổi | 138.4 | |
11 tuổi | 143.5 | |
12 tuổi | 149.1 | |
13 tuổi | 156.2 | |
Chiều cao tiêu chuẩn của nam từ 14 – 20 tuổi | 14 tuổi | 163.8 |
15 tuổi | 170.1 | |
16 tuổi | 173.4 | |
17 tuổi | 175.2 | |
18 tuổi | 175.7 | |
19 tuổi | 176.5 | |
20 tuổi | 177 |
Thông thường, chiều cao được xác định trong độ tuổi 14 và 15 gần như quyết định chiều cao tiêu chuẩn của nam sau này. Sau giai đoạn dậy thì, chiều cao của các bé sẽ tăng chậm và ngừng hẳn khi đến độ tuổi 22 – 25.
Do đó, đây được coi là giai đoạn quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như có các phương pháp tập luyện phù hợp cho con trẻ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao tiêu chuẩn của nam giới
Theo các nghiên cứu khoa học, 2 yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao tiêu chuẩn của nam.
Yếu tố gen di truyền
Yếu tố di truyền đóng góp 23% trong quá trình tăng trưởng chiều cao của một người, bất kể giới tính nào. Mã di truyền, gồm cả gen phát triển chiều cao, được bố mẹ truyền lại cho con cái.
Như vậy, con cái sẽ có chiều cao tốt nếu bố mẹ đã cao sẵn và có sự kết hợp chăm sóc y tế đúng cách. Ngược lại, nếu chiều cao của bố mẹ không tốt thì con cái khi sinh ra cũng sẽ phần nào bị ảnh hưởng.
Các nhà di truyền học làm việc tại Bệnh viện Nhi Boston và Viện Broad đã công bố khoảng 700 gen di truyền ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao. Trong đó, có nhiều gen đột biến di truyền tác động trực tiếp đến chiều cao tiêu chuẩn của nam nữ như:
- FGFR3: Gen gây bệnh achondroplasia.
- FBN1: Gen gây chứng loạn sản âm tính, loạn sản địa vật lý hay hội chứng Marfan.
- GH1: Gen gây thiếu hụt hormone tăng trưởng cô lập.
- EVC: Gen gây hội chứng Ellis-van Creveld và loạn sản Weyers acrofacial
- GPC3: Gen gây hội chứng Simpson-Golabi-Behmel.
Tất cả các gen bệnh trên, dù trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến chiều cao tiêu chuẩn của nam trong độ tuổi phát triển.

Chế độ ăn uống hàng ngày
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng góp khoảng 32% trong quá trình phát triển chiều cao. Cơ thể sẽ chọn lọc những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương thông qua những bữa ăn hàng ngày.
Do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu không đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là trong giai đoạn dậy thì, thì sẽ khó đạt được chiều cao tiêu chuẩn của nam lẫn nữ.

Các biện pháp giúp nam giới đạt được chiều cao tiêu chuẩn
Các chỉ số chiều cao tiêu chuẩn của nam có thể đạt được thông qua những biện pháp được nêu dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể một cách khoa học sẽ ảnh hưởng đến chiều cao tiêu chuẩn của nam giới, nhất là trong giai đoạn phát triển.
Một số dưỡng chất và khoáng chất cần thiết bao gồm: chất béo, chất đạm, đường và các loại vitamin. Đặc biệt, các chất tham gia cấu tạo hệ xương cần được chú trọng như: Canxi, vitamin D, Photpho, Magie, Collagen type II,…
Một số thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng gồm sữa tươi, đậu phụ, cá hồi, cải bó xôi, tôm, cua,… Ngoài ra, các thức ăn nhanh, chứa nhiều đường hay các loại nước ngọt cũng cần được hạn chế.

Chế độ rèn luyện sức khỏe
Tần suất tập và rèn luyện sức khỏe chiếm 20% quyết định sự tăng trưởng chiều cao tiêu chuẩn của nam ở độ tuổi đang phát triển. Một báo cáo cho thấy cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng chiều cao hơn bình thường sau khi tập thể dục.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tập thể thao còn giúp tăng độ dày và giúp cơ xương chắc khỏe hơn. Những bộ môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, bóng rổ,… yêu cầu nhiều sức bật và vận động toàn thân có tác động lớn đến sự phát triển chiều cao.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Yếu tố cuối cùng quyết định sự tăng trưởng chiều cao tiêu chuẩn của nam là chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Giấc ngủ có mối liên hệ khá sâu với chiều cao nhờ cơ chế sản sinh hormone tăng trưởng khi ngủ.
Tuyến yên sẽ sản xuất ra nhiều hormone hơn ban ngày khi bạn ngủ. Vì vậy, đi ngủ sớm từ 21 – 22h rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Bên cạnh đó, một môi trường sống an toàn, vui vẻ, thân thiện và không áp lực, stress sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về mọi mặt, cả thể chất lẫn tinh thần.

Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích liên quan đến chiều cao tiêu chuẩn của nam trong bài viết trên. Hãy chọn lọc những phương pháp rèn luyện và chế độ ăn phù hợp để có được chiều cao như mong muốn. Và đừng quên theo dõi website của Sức khỏe 24H để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về sức khỏe!
Sản phẩm có thể bạn quan tâm: Sữa Gluzabet