Bệnh không phát triển chiều cao là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là điều mà các bậc làm cha làm mẹ rất quan tâm và lo lắng. Cùng nhau tìm hiểu về bản chất cũng như cách điều trị hiệu quả căn bệnh này cùng với sức khỏe Việt 24h.
Bệnh không phát triển chiều cao là gì ?

Trường hợp trẻ thấp còi, chiều cao không đạt mốc trưởng theo từng độ tuổi được gọi là bệnh không phát triển chiều cao. Bệnh này thường có các biểu hiện như: Không phát triển chiều cao trong một thời gian dài, quần áo mặc mãi mà không chật, trẻ luôn thấp bé nhất lớp…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng này như: vấn đề dinh dưỡng, các bệnh lý có thể đến từ việc thiếu hormone tăng tưởng.Trường hợp trẻ mắc bệnh này bác sĩ khuyên phụ huynh cần đưa trẻ đi khám và tầm soát các yếu tố chậm tăng trưởng chiều cao để có thể có biện pháp xử trí kịp thời.
Sữa gluzabet dành cho người tiểu đường hỗ trợ cân bằng và ổn định đường huyết hỗ trợ người tiểu đường, đái tháo đường là một vấn đề được nhiều gia đình quan tâm hiện nay, đặc biệt với những gia đình có người cao tuổi.
Nguyên nhân gây ra bệnh không phát triển chiều cao
Hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có biểu hiện của bệnh không phát triển chiều cao thường cho rằng nguyên nhân là do dinh dưỡng hay di truyền. Trên thực tế, bệnh này do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân hay gặp khiến trẻ chậm phát triển chiều cao là:
-
Thiếu hụt hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện cũng như quyết định về chiều cao của trẻ. Khi cơ thể trẻ sản xuất không đủ hormone tăng trưởng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hormone, có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bẩm sinh hoặc do chấn thương đầu, u não hoặc tổn thương tuyến yên, viêm não màng não… Một số trường hợp thì không rõ nguyên nhân. Bệnh không phát triển chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ cần được phát hiện và điều trị sớm. Thường là trước tuổi dậy thì mới đem lại hiệu quả tối ưu.
Tìm hiểu thêm về
Có nên dùng thuốc tăng chiều cao không
-
Suy tuyến giáp
Hormon tuyến giáp tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng cũng như những chuyển hóa ở trong cơ thể con người. Khi cơ thể trẻ không sản xuất không đủ hormon này sẽ có thể dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao.
-
Di truyền
Những ông bố, bà mẹ có chiều cao khiêm tốn thì thường sẽ sinh ra con có chiều cao khiêm tốn và ngược lại. Dựa vào yếu tố di truyền, người ta tính được chiều cao đứa trẻ trưởng thành theo công thức sau:
Chiều cao của con trai = (chiều cao của bố + 13cm + chiều cao của mẹ):2
Chiều cao của con gái = (chiều cao của bố – 13cm + chiều cao của mẹ)/2.
Có thể bạn quan tâm tới:
Tăng cân có tăng chiều cao không
- Bào thai suy dinh dưỡng: Những thai nhi suy dinh dưỡng khi được sinh ra trẻ sẽ thường nhẹ cân hơn và chậm phát triển thể chất so với các trẻ đồng lứa. Đây gọi là suy dinh dưỡng bào thai.

- Hội chứng Down: Hội chứng Down dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ em.
- Hội chứng Turner : Hội chứng này thường hay gặp ở những trẻ gái có bất thường về nhiễm sắc thể X.
- Thiếu máu : Một vài bệnh lý thiếu máu như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm… có thể gây chậm tăng trưởng ở trẻ.
- Các bệnh lý mạn tính : Khi trẻ mắc các bệnh lý mạn tính tại tim, thận, hệ tiêu hóa hay các bệnh ở phổi cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như thể chất của trẻ.
- Sử dụng thuốc khi mang thai : Khi mang thai các bà mẹ sử dụng thuốc bừa bãi, không có chỉ định của bác sĩ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Dinh dưỡng kém : Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Khi mắc bệnh suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Bạn có đang tìm hiểu về:

Điều trị bệnh không phát triển chiều cao như thế nào ?
Bác sĩ sẽ cho trẻ làm một số xét nghiệm và những test chuyên biệt để chẩn đoán xác định và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh không phát triển chiều cao ở trẻ. Từ đó có thể lựa chọn ra được hướng xử trí phù hợp cho trẻ.
Nếu trẻ được chẩn đoán là thiếu hụt hormone tăng trưởng và cần phải điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung hormone tăng trưởng cho trẻ mỗi ngày. Những trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng nếu được điều trị sớm sẽ thấy rõ hiệu quả, sau điều trị trẻ phát triển gần như những trẻ bình thường khác.

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ hiện nay, bậc phụ huynh nên bổ sung cho trẻ những sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vitamin thiết yếu như kẽm, vitamin nhóm B, selen, các vi khoáng chất… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Có thể bạn sẽ quan tâm tới: Không cao được nữa

Cha mẹ có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.
Bài viết trên đây là những thông tin về bệnh không phát triển chiều cao mà sức khoẻ 24h muốn chia sẻ đến mọi người. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên cập nhật những thông tin chăm sóc cho trẻ hữu ích nhé.
Bài viết liên quan: Cách độn chiều cao
Sản phẩm có thể bạn quan tâm: Sữa dành cho người tiểu đường Gluzabet